Tin tức - Sự kiện

QUY TRÌNH NUÔI TÔM SINH HỌC 2 GIAI ĐOẠN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
18/06/2020
  1. QUI MÔ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG VẬN HÀNH QUY TRÌNH NUÔI TÔM 2 GIAI ĐOẠNĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Muốn triển khai thực hiện theo qui trình này phải tùy thuộc vào điều kiệnkhả năng hiện có của từng hộ nhưng phải có diện tích đất đảm bảo tối thiểu từ0,5ha trở lên, càng rộng càng tốt và quần thể kiến trúc hệ thống khu nuôi phải thiết kế đảm bảo yêu cầu vận hành đúng quy trình kỹ thuậtcụ thể như sau:

  1. Ao lắng thô(ao trữ lắng)

Là ao được thiết kế dùng để trữ và lắng nước thường đào sâu nhất có thểđược(tuỳ theo thổ nhưỡng) để lăng và trữ nước cấp nước cho ao lắng tinh. Việc lấy nước vào chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thường chọn cuối kỳ con nước cường và dựa kinh nghiệm, còn hiện nay thì dựa vào thông tin dự báo từ cơ quan quan trắc, việc lấy nước được tiến hành bằng máy bơm, khi kỳ nước cường lên đầy từ ngoài kênh dùng máy bơm, bơm vào ao qua túi lọc (lọc 2 lớp) trong ao được thả cá rô phi, cá chẽm hoặc cá dứa…… (mật độ 2-4 con/m2 tùy theo từng đối tượng thả nuôi)có tác dụng để cá lọc nước và lắng động phù sa. Sau 2 tuần thì tiến hành cấp nước qua ao lắng tinh.

  1. Ao lắng tinh(ao xử lý)

Ao lắng tinh thường đào có độ sâu từ 2-2,5m hoăc có thể sâu hơn (tuỳ theo thổ nhưỡng) tốt nhất là nên lót bạt để trữ lượng nước cấp tốt nhất chuyển qua các ao sẳn sàng  cung cấp cho ao ương và ao nuôi. Sau khi hoàn chỉnh tiến hành vệ sinh sạch sẽ, cấp nước từ ao lắng thô qua, thông qua túi lọc (lọc 2 lớp) đẻ 3-5 ngàyvà tiến hành xử lý  diệt tạp và diệt khuẫn nước bằng Chlorine hoăc một số hóa chất diệt tạp, diệt khuẩn của các công ty có uy tín hiện có trên thị trường.

  1. Các ao sẵn sàng

Ao sẵn sàng là ao dùng để chứa nước đã được xử lý từ ao lắng tinh cấp qua và sẽ được điều chỉnh cân bằng các yếu tố môi trường đạt đến khả năng tối ưu nhất có thể và sẳn sàng cấp vào ao ương và ao nuôi khi có yêu cầu.

  1. Thiết kếvà lắp đặt, vận hành hồ ương nuôi giai đoạn 1
  2. Thiết kế và lắp đặt hồ ương nuôi giai đoạn 1

          - Hồ ương là hồ nổi, mỗi mộthồ ương sẽ ương cho 2 hoạc 3 hồ nuôi phù hợpvà diện tích hồ ươngtùy thuộc vào diện tích hồ nuôi và điều kiện kinh tế của từng nông hộ.

          - Diện tích hồ ương phù hợp nhất là bằng 10% hồ nuôi và hồ ương phải đượclắp đặt cạnhcác hồ nuôi để thuận tiện cho việc bố trí lắp đặt hệ thống ống sang tôm ngắn nhất có thể.

          - Hồ ương đươc lắp đặt bằng khung thép (mạ kẽm) hình trụ đáy tròn diện tíchđáy 50m2 hoặc 100 m2, đáy hồ dốc về tâm khoảng 3%, quy cách………được phủ bạt thành hồ hình khối hoàn chỉnhcó sức chứa 50m3 hoặc 100m3được bao che trong nhà lưới.

          - Hồ ương được xây dựng trên nên đất cao, đáy của hồ ương có cốt caobằnghoặc cao hơn 0,3-0,4m so với mặt thành hồ nuôi (nếu có điều kiện) là tốt nhất.

          - Ở tâm hồ lắp đặt hệ thống siphon…………cùng hệ thóng ống sang tôm cóđườngkính từ (114-200)mm và đặt nghiêng 1% từ đáy hồ ương sang hồ nuôi trước khi sang chỉ cần điều chỉnh yếu tố môi trường giữa hai hồ tương đối cần bằng là xã van cho tôm từ hồ ương theo nước chạy sang hồ nuôi.

- Hồ ương cần phải lắp đặt hệ thống sục khí, ventury và quạt

          * Lưu ý: trong quá trình ương chạy sụt khí liên tục, kết hợp với hệ thống venturynhưng phải điều chỉnh dòng chảy vừa phải, khi thật sự cần thiết mới chạy quạt, không nên quạt nhiều chủ yếu tạo dòng chảy gôm chất thải vào tâm để tiện cho việc siphon.

  1. Phương pháp vận hành hồ ương
  • Phương pháp vận hành hồ ương trước khi thả giống

          - Sau khi lắp đặt hồ xong, tiến hành đưa nước vào ngâm và vệ sinh chà rửa hồ thật sạch, kiểm tra và vận hành thử các hệ thống khí, siphon và hệ thống sang tôm. Khi đạt yêu cầu, tiến hành lấy nước vào hồ ương từ các ao sẵn sàng với mức nước khoảng 0,5-0.6m và vận hành hệ thống sục khí, ventury và quạt nước liên tục 5-7 ngày trước khi xuống giống. Trong quá trình vận hành chuẩn bị xuống giống kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường về ngưỡng tôi ưu có thể.

          - Sử dụng khoángvới liều lượng 3.5kg/100m2/ngày/lần ( liều lượng sản phẩm sử dụng tùy theo từng công ty), tạt vào hồ ương lúc 9-10 giờ đêm liên tục 5-7 đêm.

           - Sử dụng hỗn hợp (6kg rỉ đường + 0,5kg vi sinh)=>Ngâm sục khí từ 6-12 giờ tạt vào hồ ương liên tiếp 2-3ngày vào lúc 8 giờ sáng. Sau đó, kiểm tra môi trường dạt yêu cầu tiến hành thả giống.

  • Phương pháp vận hành hồ ương khi thả giống

          Khi thả giống xong tiến hành kiểm tra và điều chỉnh hệ thống quạt tạo dòng chảy nhẹ chủ yếu sụt khí đảm bảo oxy đạt theo yêu cầu.

          Trong quá trình chuản bị nước thả giống nên sử dụng các chế phẩm và khoáng chất bổ sung:

          - Khoáng3.5kg/100m2/ngày/lần, tạt vào lúc 10 giờ đêm.

          - Vi sinh 100g/100m2/ngày/lần, tạt vào lúc 8 giờ sáng.

          - EM (cal 5 lít) sử dụng 2lần/tuần, tạt lúc 8-9 giờ sáng.

          => Sau khi tôm ương khoảng 05 ngày thì tiến hành kiểm tra đáy, siphon và cấp nước. Khoảng 20-25 ngày thì tiến hành sang tôm.

 

  1. Thiết kế và vận hành hồ nuôi thương phẩm (giai đoạn 2)
  2. Thiết kế và vận hành hồ nuôi thương phẩm

- Hồ nuôi được thiết kế theo dạng hình khối tròn khung xương bằng thép tròn mạ kẽmđược lắp ghép từ từng tổ hợp rời lại. Chính vì vậy nên rất thuận tiện trong khâu vận chuyển và lắp đặt ở mọi địa hình khác nhau, thực tế hiện nay thì lắp đặt trên nền đáy ao cũ rất thuận tiện, giảm chi phí, tiết kiệm công cải tạo lại, cốt nền thấp thuận tiện lắp đặt hệ thống ống sang tôm từ hồ ương qua,hồ nuôi có chiều cao 1,2m, đường kính 25m, đáy lõm vào tâm có độ dốc 3%, được phủ bạt thành hồ nuôi hoàn chỉnh,có hệ thống sục khí, quạt, siphon...

- Toàn bộ hệ thống hồ ương, hồ nuôi đều có hệ thống siphon hoặc đường ốngxả thải.

- Sau khi đặt hồ xong đưa nước vào kiểm tra khả năng chịu tải, có nghiêm lún để cân chỉnh hoàn thiện đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật, tiến hành lắp đặt hệ thống cung cấp oxyvà đưa nước vào ngâm, chà rữa,vệ sinh thật sạch sẽ, sau đó cho vận hành thử các hệ thống khí, siphonđạt yêu cầu chưa, nếu chưa tiếp tục hoàn thiện. Khi xong tiến hành chuẩn bị lấy nước vào hồ nuôi từ ao sẵn sàng với mức nước khoảng 0,4-0,5m và vận hành hệ thống sụt khí, ventury và quạt nước liên tục 3-5 ngày siphon đưa các cặn bả ra khỏi hồ nuôi, điều chỉnh các yếu tố môi trường tương đồng với hồ ương tiến hành sang tôm. Sau khi sang tôm qua, tiếp tục cấp nước vào hồ nuôi với mực nước khoảng 0,6-0,7m đủ để vận hành tốt hệ thông oxy, tiếp theo ba ngày cấp thêm 0,1m nước cho đến khi mực nước trong hồ nuôi đạt từ 0,9-1m nước thì ngưng cấp nước. Tiếp tục theo quy trình thay nước mỗi ngày từ 30 dến 50%.

  1. Phương pháp chăm sóc và hướng dẫn cách thức quản lý thức ăn và cho ăn

- Sau khi sang tôm xong tiến hành cho ăntheo bảng hướng dẫn dưới đây:

              Bảng hướng dẫn chi tiết cho tôm ăn sau khi sang

TT

Đơn vị

Sáng

Trưa

Chiều

Tối

Tổng thức ăn

1

kg

0.038

0.038

0.038

0.038

0.15

2

kg

0.050

0.050

0.050

0.050

0.20

3

kg

0.063

0.063

0.063

0.063

0.25

4

kg

0.075

0.075

0.075

0.075

0.30

5

kg

0.088

0.088

0.088

0.088

0.35

6

kg

0.100

0.100

0.100

0.100

0.40

7

kg

0.113

0.113

0.113

0.113

0.45

8

kg

0.125

0.125

0.125

0.125

0.50

9

kg

0.138

0.138

0.138

0.138

0.55

10

kg

0.150

0.150

0.150

0.150

0.60

11

kg

0.175

0.175

0.175

0.175

0.70

12

kg

0.200

0.200

0.200

0.200

0.80

13

kg

0.225

0.225

0.225

0.225

0.90

14

kg

0.250

0.250

0.250

0.250

1.00

15

kg

0.275

0.275

0.275

0.275

1.10

16

kg

0.300

0.300

0.300

0.300

1.20

17

kg

0.325

0.325

0.325

0.325

1.30

18

kg

0.350

0.350

0.350

0.350

1.40

19

kg

0.375

0.375

0.375

0.375

1.50

20

kg

0.400

0.400

0.400

0.400

1.60

21

kg

0.425

0.425

0.425

0.425

1.70

22

kg

0.450

0.450

0.450

0.450

1.80

23

kg

0.475

0.475

0.475

0.475

1.90

24

kg

0.500

0.500

0.500

0.500

2.00

25

kg

0.525

0.525

0.525

0.525

2.10

Tổng

25,00

- Khi cho ăn cần kết hợp bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, khoán đa vi lượng để giúp tôm tăng sức đề kháng liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thông thường mỗi loại 5-10g/1kg thức ăn gồm:

+ Các vitamin: cung cấp vitamin tổng hợp.

+ Men tiêu hóa: cung cấp vi sinh đường ruột.

+ Beta.Glucan: tăng hệ thống bổ thể, tăng sức đề kháng.

- Lưu ý cần bổ sung tỏi tự chế biến để trộn vào thức ăn cho ăn vào mỗi cử sáng sóm trong ngày.

- Sử dụng đánh trực tiếp vào hồ nuôi với rỉ đường và thứ ăn theo tỷ lệ 0.5:1 (ví dụ: cho ăn 1kg thức ăn thì sử dụng 0,5kg rỉ đường).

  1. Phương pháp lắp đạt vận hành cho ăn bằng máy

- Sau khi tôm bắt đầu chuyển sang ăn thức ăn số 2 có thể tiến hành cho ăn bằng máy. Lắp máy cho tôm ăn cách tâm hồ 1m . Khi lắp máy cho ăn cần chú ý đến việc đặt vị trí sàn ăn để kiểm tra sàn (Sàn 1 cách máy cho ăn khoảng 0,5m, sàn 2 cách máy khoảng 3,5m). Tuỳ theo khoảng cách từ bờ đến máy cho ăn có thể thiết kế để cho phù hợp.

  • Cách cho ăn bằng máy và kiểm tra sàn ăn

- Khi cho ăn bằng máy cần chú ý thời gian cho ăn kéo dài từ 2-30 giây cho1lần ăn để điều chỉnh số giây cho phù hợp và tốc độ bắt mồi của tôm.

  • Cách vận hành và kiểm tra sàn ăn

- Lượng Thức ăn mỗi lần cho ăn = lượng Thức ăn bắn ra trong 1giây x số giây điều chỉnh.

- Việc kiểm tra sàn ăn là rất cần thiết và cần được thực hiện thường xuyêntrong ngày (có thể kiểm tra 1giờ/1lần). Cách thức khi kiểm tra sàn ăn như sau:

+ Kiểm tra sàn 1 (sàn gần máy cho ăn): Nếu lượng thức ăn còn khoảng 0,2gvà sàn 2 hết hoàn toàn => Tôm ăn tốt.

+ Kiểm tra sàn 1 (sàn xa máy cho ăn): Nếu lượng thức ăn còn dưới 0,2g vàsàn 2 hết hoàn toàn =>Tăng số giây và giảm số phút.

  1. Phương pháp quản lý chăm sóc và xử lý ao nuôi

- Trong quá trình cho ăn nên bổ sung thêm dinh dưỡng vàcác vitaminmỗi loại 5-10g/1kg thức ăn.

- Khoáng:10kg/1.000m2/ngày, tạt vào lúc 10 giờ đêm.

- Vi sinh 0,5kg/1.000m2/3ngày, tạt vào lúc 8 giờ sáng.

- EM (cal 5 lít) sử dụng 1lần/ngày, tạt lúc 8-9 giờ sáng. (ủ F2 )

=> Tuỳ vào mật độ nuôi có thể sử dụng khoáng, VI SINH cho phù hợp.

- Kết hợp cho ăn tỏi vào cử sáng. Các cử trưa, chiều, tối trộn bộ dinhdưỡng.

- Sử dụngrĩ đường đánh vào ao nuôi vớitỷ lệ rỉ đường với thức ăn 0.5:1.

Lưu ý cần bổ sung tỏi vào cử ăn sáng(Cách ngâm tỏi): Tỏi xoay ngâm với rượu gốc hoặc giấm (1kg tỏi ngâm với 1 lít rượu). Để từ 7-10 ngày lấy nước vàng cho tôm ăn (1 thìa canh nước tỏi trộn cho 1kg thức ăn). Cho ăn vào cử ăn sáng trộn với chất kết dính áo bên ngoài, các cử còn lại cho ăn bộ dinh dưỡng.

  1. Ao chứa bùn và nước thải

Ao chứa bùn và nước thải dùng để chứa nước siphon từ hồ tôm nuôithương phẩm, vỏ, xác tôm chết, phân tôm và các cặn bã lắng động ở đáy hồ,ao chứa bùn và nước thải phải được bố trí sao cho có sự liên kết trong khu nuôi dể tái sử dụng nước không thải ra môi trường xung quanh.

  1. Hố chứa rác

Dùng để chứa các loại rác của khu vực nuôi và tại đây rác được phân loạivà xử lý hợp lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

  1. NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA QUY TRÌNH NUÔI TÔM SINH HỌC 2 GIAI ĐOẠN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

- Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn vớimột hồ ương sẽ ương cho 2 hoặc 3 hồ nuôilà tương đốiphù hợp, diện tích hồ ương, diện tích hồ nuôi lớn hay bétùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng nông hộ nhưng nuôi phải theo đúng qui trình kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:

+ An toàn vệ sinh thực phẩm do không sử dụng kháng sinh, hoá chất chỉ sử dụng vi sinh - chế phẩm sinh học.

+An toàn môi trường do không xổ xả thải ra môi trường.

+ An toàn dịch bệnh do khống chế và trị bệnh hoàn toàn bằng vi sinh - chế phẩm sinh học.

+ An sinh xã hội do giảm được rủi ro, tăng năng suất, tăng chất lượng nên người nuôi tôm luôn có lợi nhuận.

- Giảm chi phí từ 10-20% so với nuôi truyền thống.

- Giá bán cao hơn so với thị trường từ 5-10%.

- Hệ số chuyển đổi thức ăn khoảng 0.85-1.2 so với nuôi thông thường từ 1.2-1.6

- Mật độ tôm nuôi từ 300-500 con/m2.

- Tăng số vụ nuôi lên từ 4-5vụ/năm so với truyền thống từ 1-2 vụ/năm.

- Chi phí cho 1kg tôm thành phẩm (loại 50 con/kg) khoảng 60-65 ngàn đồng.

- Năng suất tôm thu hoạch đạt từ 36 tấn/1500 m2/năm.